![]() |
Ông David Wei - Tổng Giám đốc Huawei Việt Nam trao tặng 100 bộ thiết bị trạm sạc dự phòng di động thông minh iSitePower-M |
Với kinh nghiệm đào tạo và bồi dưỡng tri thức, Huawei hiểu tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục từ ghế nhà trường, đặc biệt là tại các điểm trường ở các địa phương còn thiếu nhiều phương tiện công nghệ để phục vụ cho các hoạt động dạy và học.
Chính vì thế, trong sự kiện Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0 Summit) do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, Huawei đã trao tặng 100 bộ thiết bị sạc dự phòng thông minh iSitePower-M cho các điểm trường vùng sâu vùng xa thuộc 2 tỉnh Bắc Kạn và Hoà Bình.
Thiết bị sạc dự phòng thông minh được Huawei nghiên cứu và sản xuất nhằm cung cấp nguồn điện một cách nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi. Thiết bị này không chỉ sử dụng được nhiều nguồn sạc khác nhau như pin năng lượng mặt trời, điện lưới,… mà còn có đa dạng ngõ ra như cổng type C, cổng USB, DC… phù hợp với nhiều thiết bị, đáp ứng hầu như tất cả các hoạt động như sạc điện thoại, máy tính, đèn, và các thiết bị điện tử khác trong trường hợp mất điện hoặc thiếu điện.
Với những ưu điểm này, sạc dự phòng thông minh iSitePower-M sẽ là thiết bị cần thiết để hỗ trợ các thiết bị và công cụ học tập cho các điểm trường ở các khu vực còn hạn chế về lưới điện, giúp nguồn cung điện cho các thiết bị giảng dạy được ổn định, nâng cao chất lượng đào tạo và mở ra thêm nhiều cơ hội tiếp cận kiến thức một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Dưới sự hỗ trợ của thiết bị sạc dự phòng thông minh, Huawei mong muốn đây sẽ là những trợ thủ đắc lực giúp các học sinh và giáo viên ở các điểm trường vùng sâu, vùng xa thuận tiện hơn trong hoạt động học tập và giảng dạy, dễ dàng kết nối với những tri thức mới và có thêm nhiều cơ hội tiếp cận thông tin, thúc đẩy phát triển công tác giáo dục và đào tạo tại địa phương.
Ông David Wei - Tổng Giám đốc Huawei Việt Nam chia sẻ: “Cung cấp các giải pháp, các thiết bị công nghệ phục vụ giáo dục là một phần trong mục tiêu chia sẻ tri thức công bằng mà Huawei đã và đang theo đuổi từ những ngày đầu thành lập cho đến nay.
Bên cạnh những chương trình đào tạo, Huawei vẫn luôn sẵn sàng ưu tiên hỗ trợ các thiết bị công nghệ phục vụ giáo dục cho những khu vực vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giảng dạy chia sẻ kiến thức đến với nhiều đối tượng đa dạng, tạo nền tảng tri thức đồng đều ở mọi địa phương và góp phần xây dựng nguồn nhân lực tương lai cho Việt Nam”.
Là một trong những tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới đang triển khai dịch vụ trên 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, Huawei đề cao việc đào tạo và chia sẻ kiến thức công bằng cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi.
Có thể thấy điều này trong hơn 22 năm hoạt động tại Việt Nam, Huawei không chỉ hợp tác chặt chẽ với nhiều đối tác để cung cấp các sản phẩm và giải pháp ICT chất lượng cao, mà còn thể hiện trách nhiệm của một doanh nghiệp thông qua các hoạt động tài trợ, cung cấp các thiết bị, các giải pháp công nghệ phục vụ công tác đào tạo, nâng cao cơ hội tiếp cận tri thức cho mọi đối tượng ở khắp mọi miền đất nước.
Lệ Thanh
" alt=""/>Huawei Việt Nam tặng 100 bộ trạm sạc dự phòng cho các trường vùng xaMartino dẫn dắt Inter Miami từ tháng 6/2023, giúp CLB vươn lên từ cuối bảng rồi giải cơn khát danh hiệu bằng Leagues Cup 2023 và Supporters' Shield 2024. Ông cũng giúp Inter Miami lập kỷ lục 74 điểm mùa Supporters' Shield 2024, vượt qua kỷ lục cũ 73 điểm của New England Revolution.
Gia đình đóng vai trò quan trọng
Trong ngày Gia đình Việt Nam (28/6), PGS.TS Đỗ Xuân Thảo (ĐH Sư phạm Hà Nội) - bố Đỗ Nhật Nam - tâm sự: “Gia đình là khi trở về nhà, bố ló mặt vào ô cửa nhỏ xíu gọi to: Thằng bếu, thằng bếu. Con hớn hở chạy ùa ra nao nức: Con đây! Rồi ôm, rồi thơm, rồi nằm gác chân lên nhau trên ghế hát vài câu vu vơ không đầu cuối.
Gia đình là những buổi chiều đi làm về thấy trên bếp đang sôi nồi cơm thơm gạo mới, thấy người phụ nữ của mình lấm tấm giọt mồ hôi, chỉ kịp ngẩng lên hỏi anh về rồi đấy à, rồi lại lui cui với bữa ăn chiều ngọt đượm.
Gia đình là nơi căn phòng nhỏ ngập tràn sách. Ta có thể nằm dài để tỉ mẩn xem lại từng cuốn sách đã úa vàng. Sau nhiều lận đận, qua bao đợt chuyển nhà, qua bao phen khốn khó, những cuốn sách ấy vẫn ở lại, như một “nhân chứng của tình yêu”.
![]() |
Gia đình Đỗ Nhật Nam trong ngày sinh nhật chị Phan Hồ Điệp. Ảnh: FBNV. |
Đối với người cha Đỗ Xuân Thảo, cảm giác tuyệt vời nhất khi về với gia đình là được ôm Đỗ Nhật Nam vào lòng: “Được chạm vào chân con chắc nịch. Được cà bộ râu lởm chởm vào má con. Được chạy đuổi nhau thình thịch dọc cầu thang. Được nghe tiếng con, bố ơi, bố à”.
"Quán nhậu có gì vui? Tụ tập có gì vui?... Gia đình sẽ là tổ ấm, ta sẽ tìm được hạnh phúc cuộc đời”, đó là thông điệp người cha muốn nhắn gửi trong ngày đặc biệt này.
Với Đỗ Nhật Nam, trong gia đình, em là thành viên nhỏ tuổi nhất nhưng luôn cứng rắn. Trong năm đầu tiên xa bố mẹ sang Mỹ du học, Nhật Nam rất mạnh mẽ, em tâm sự, mình không buồn.
Khi đối thoại cùng mẹ, Nam viết: "Buồn sao được mẹ khi ngày nào em cũng nhìn thấy mẹ qua màn hình. Mà mẹ ơi, nhìn qua màn hình thấy mẹ… xinh lắm. Rồi em chỉ cần nhìn mẹ thôi chứ không bị mẹ véo vào đùi, không bị mẹ dựa vào vai, không bị mẹ nằm gối đầu lên bụng, không bị mẹ bất thình lình ôm choàng vào lòng. Cho nên, em dễ chịu lắm mẹ à”.
"Sự mạnh mẽ" của Nhật Nam đã được mẹ… phát hiện. Nói với con, chị Điệp tâm sự: “Em không buồn tẹo nào đâu. Mà nhưng, mẹ ơi, mẹ chờ em chút nhé. Mẹ biết, chỉ là em ra ngoài để… lau nước mắt thôi mà. Nhưng khi trở vào, em vẫn nhoẻn cười với đôi mắt đỏ hoe và nói: Em không buồn đâu mẹ nhé!".
Điểm nhấn của sự gắn kết trong gia đình được thể hiện trong bộ 3 cuốn sách được ra mắt trong tháng 5 vừa qua: Đường xa con hát (tác giả Đỗ Nhật Nam), Tròn một vòng yêu thương (tác giả Đỗ Xuân Thảo), Yêu thương mẹ kể ( tác giả Phan Thị Hồ Điệp - mẹ Đỗ Nhật Nam).
Cách dạy con nổi tiếng trên mạng
Đỗ Nhật Nam được sinh ra tại Nhật, 4 tuổi, em trở về sinh sống cùng gia đình ở Việt Nam. Mẹ Nhật Nam đã tìm hiểu rất nhiều sách và quyết tâm áp dụng phương pháp nuôi dạy con kiểu Nhật.
Khi mang bầu, chị Điệp áp dụng những bài học về thai giáo bằng âm nhạc, bằng chuyện kể. Chị cũng áp dụng phương pháp giáo dục Montessori ( tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác).
![]() |
Khi vừa về nước, Đỗ Nhật Nam chụp ảnh dã ngoại cho mẹ. Ảnh: FBNV. |
Trên Facebook, chị Phan Hồ Điệp thường xuyên chia sẻ cách dạy con với phương châm nhẹ nhàng, tinh tế. Chị chia sẻ: “Giai đoạn 2-3 tuổi có thể coi là bước tiến vượt bậc trong phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nó làm cho đứa trẻ “yêu ơi là yêu”, vì sự líu lo, ríu rít suốt ngày. Chính vì thế, tận dụng để dạy ngôn ngữ cho trẻ là điều rất tuyệt.
Bên cạnh đó, chị thường xuyên đọc sách cho con, chơi diễn kịch cùng con, nói chuyện cùng con càng nhiều càng tốt, cùng con xem phim, gọi tên đồ vật gắn liền chức năng, dạy con về những tính từ, giao tiếp, cùng con ghi nhật ký.
Lớn thêm một chút, dạy con theo phương pháp tích hợp được chị Điệp chú trọng. Mỗi ngày, chị dạy con 15 phút về các môn Toán, Khoa học, Tiếng Việt.
Trước khi vào lớp 1, chị Điệp dạy con về cách quan sát, khả năng tập trung, ngồi học đúng tư thế, chơi với những con chữ, cách cảm nhận. Và đặc biệt, đó là chuẩn bị tâm lý trước khi đến trường cho con. Mẹ cùng con thường chơi những trò chơi về lớp học như cô giáo – học sinh.
Chia sẻ về con, chị Điệp cho biết: Nam không có những tố chất đặc biệt khác thường. Khi còn nhỏ, cháu cũng không phát triển vượt trội so với độ tuổi. Những gì Nam đạt được hôm nay là nhờ sự nỗ lực, kiên trì rèn luyện.
Nói về gia đình, Đỗ Nhật Nam tâm sự: "Bố mẹ em đều là giáo viên dạy văn nên đã giúp em rất nhiều khi trau dồi ngôn ngữ. Em luôn tự học và tự nỗ lực, nhưng bố mẹ chính là những người đặt nền tảng đầu tiên, dẫn dắt em đi những bước đầu tiên để em có được như bây giờ".
Đạt đến sự thành công như hôm nay, gia đình Đỗ Nhật Nam trở thành cảm hứng cho nhiều tổ ấm khác. Mỗi chia sẻ về cách nuôi dạy con, cách bày tỏ tình cảm trong cuộc sống của gia đình Nam đều nhận được sự ủng hộ, thu hút hàng nghìn lượt thích, bình luận.
Chị Phan Hồ Điệp kể về hai lần đánh con: Lần đầu tiên là những ngày đầu khi Nam học lớp 1. Hôm đó, Nam về đến cổng đã khoe với mẹ: "Hôm nay, em được hai điểm mười". Hai mẹ con cười tíu tít. Chả là những ngày đầu đi học, Nam toàn điểm 5, 6 thôi, hôm nay được những hai điểm 10, vui là phải. Xong, hai mẹ con chơi đùa, đọc sách, ăn tối, nghe nhạc, xem phim, quên chuyện hai điểm 10. Đến gần lúc chuẩn bị sách vở cho buổi đi học hôm sau, mình mới hỏi: À, chàng trai cho mẹ xem hai điểm 10 oách xà lách của em nào. Nam tròn xoe mắt, ngơ ngác: Ơ, mẹ nhầm à, làm gì có điểm 10 nào đâu mẹ. Mình ngạc nhiên hết cỡ, nói: Em khoe với mẹ mà. Mình đi từ giá sách ra chỗ Nam bằng những bước chân giận dữ, mặt đỏ lên. Có lẽ Nam nhìn điệu bộ của mẹ sợ quá nên òa khóc. Mình càng bực tức. Mình phát vào mông con và nói: Em nói dối mẹ. Mẹ đánh để em nhớ. Em nhớ nhé. Nam càng khóc to hơn, nức nở. Mình bỏ vào nhà. Ngày hôm sau, lo lắng con không trung thực, chị đến gặp cô giáo. Nghe cô kể chuyện, chị biết đã hiểu nhầm con. Nhật Nam được hoa điểm 10 nhưng mẹ nghe không rõ, nghĩ rằng điểm 10. Cậu bé nghĩ mẹ không thích hoa điểm 10 nên sợ quá, không giải thích. Trận đòn đã khiến người mẹ bật khóc trên đường từ trường về nhà. Trận đòn thứ hai, trong lần du lịch tại đồng Tháp, Nam đi vào vũng bùn lầy, bị lún xuống. Trong lúc bố hốt hoảng kéo con lên, chị đánh liền mấy cái lên người con. Đỗ Nhật Nam òa khóc. Người mẹ cũng không hiểu mình vừa làm gì. “Về sau, khi bình tĩnh, mình nghĩ đó chính là hành động vì mình thương con quá mà không biết làm gì. Nói như vậy cho 'nhẹ tội' nhưng hình như là đúng” – chị tâm sự. |